Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. 

Chỉ tiêu  Chính sách tiền tệ thắt chặt Chính sách tiền tệ nới lỏng 
Mục đích  Hạ LS => kích cầu tiêu dùng=> mở rộng sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp Nhằm làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chỉ tiêu, kiềm chế lạm phát đang leo thang 
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Khi hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc=> NHNN bơm tiền=> giảm chi phí vay, tăng lưu thông  nguồn vốn

 

Khi tiền trong nền kinh tế nhiều=> NHNN sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc=> buộc NHTM tăng tiền  mặt trong tk NHNN để tăng tiền vào 
Lãi suất chiết khấu  NHNN muốn tăng cung tiền sẽ hạ lãi suất chiết khấu.

 các NHTM sẽ có nhu cầu vay nhiều từ NHNN nhằm tăng lượng tiền dự trữ. Thông qua đó, họ tăng cường các hoạt động cho vay với doanh nghiệp và người dân hơn.

NHNN muốn giảm cung tiền sẽ tăng lãi suất chiết khấu. Lúc này, tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mai có hạn, họ sẽ hạn chế các hoạt động cho vay hơn.
Nghiệp vụ thị trường mở  NHTW mua trái phiếu Chính phủ hoặc các chứng khoán  NHTW bán các trái phiếu Chính phủ hoặc các chứng khoán khác, lượng cung tiền sẽ giảm.

Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành chính sách tiền tệ

Nói chung thì các chính sách không hoàn toàn độc lập với nhau, sự thay đổi của chính sách này có thể tác động tới chính sách kia. Sự phụ thuộc lẫn nhau này có thể làm biến dạng tác động của một trong hai chính sách. 

– Sự phối hợp của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Là khi Ngân hàng trung ương có thể  thực hiện (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở, tăng lãi suất chiết khấu,..) và Chính phủ có thể thực hiện (tăng chi tiêu công, giảm thuế,…) kết quả sẽ làm tăng lãi suất thị trường.

– Sự phối hợp của chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng 

Là khi Ngân hàng trung ương có thể thực hiện (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở, giảm lãi suất chiết khấu,…) và Chính phủ có thể thực hiện (giảm chi tiêu công, tăng thuế,..) kết quả sẽ làm giảm lãi suất thị trường

Điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay ?

Mô hình tổ chức NHTW tại Việt Nam

-Ưu điểm: dễ dàng phối hợp Chính sách tiền tệChính sách tài khóa 

-Hạn chế: chịu sức ép từ Chính phủ khi ra quyết định          

Bối cảnh năm 2021     

      Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nguy hiểm và phức tạp với biến chủng Delta, khiến tiến trình phục hồi kinh tế phân hóa rõ rệt giữa các nước phát triển đã phổ quát vắc-xin với các nước đang, kém phát triển có tỷ lệ tiêm vắc-xin mức thấp. Quỹ Tiền tệ quốc tế – IMF (10/2021) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 đạt 5,9%, được dẫn dắt bởi các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục là lực cản, đẩy giá hàng hóa cơ bản (lương thực, thực phẩm, năng lượng) và chi phí sản xuất tăng cao. Lạm phát tăng cao kỷ lục tại nhiều nước trong nhiều thập kỷ trở lại đây, trong khi phục hồi kinh tế còn chưa vững chắc. Xu hướng thu hẹp nới lỏng CSTT, tăng lãi suất trở thành chủ đạo để ứng phó với nguy cơ lạm phát và rủi ro bất ổn tài chính. Tính đến cuối tháng 12/2021, đã có tổng cộng 113 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu         

Chính sách tiền tệ nổi bật và hoạt động ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua đại dịch covid-19    

 -Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.

-Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm.

Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 – 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW) giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm).

-Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng.

Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN.

Năm 2022, CSTT tiếp tục tập trung hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát đang gia tăng

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 thuận lợi và khó khăn đan xen; IMF (10/2021) dự báo kinh tế thế giới phục hồi với mức tăng trưởng 4,9%. Đi kèm với quá trình phục hồi kinh tế là rủi ro lạm phát, tăng giá hàng hóa cơ bản, biến động phức tạp của thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu; từ đó, thu hẹp nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất sẽ là xu hướng chính của năm 2022. IMF cảnh báo nguy cơ lạm phát năm 2022 toàn cầu và khuyến nghị các quốc gia thận trọng, không đánh mất thành quả ổn định giá cả.

Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu tác động bởi những xu hướng toàn cầu nêu trên. Do vậy, duy trì các giải pháp, chính sách để hỗ trợ phục hồi kinh tế là cần thiết nhưng không thể chủ quan với áp lực lạm phát. Do đó, trong năm 2022, điều hành CSTT cần chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với CSTK và các chính sách vĩ mô khác hỗ trợ phục hồi kinh tế, đồng thời chú trọng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

Một là, NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với CSTK và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Khuyến khích TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng. Kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Hai là, dịch bệnh có thể còn kéo dài, đòi hỏi sự chủ động thích ứng thông qua chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, là chìa khóa để phát triển kinh tế trong trạng thái “bình thường mới”. Ngành Ngân hàng đã có nhiều giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, hiện đại hóa hệ thống thanh toán và hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh áp dụng các hình thức giao dịch “phi tiếp xúc”. Đây tiếp tục là định hướng mà ngành Ngân hàng đẩy mạnh trong năm 2022 và những năm tới để vừa bắt kịp, vừa dẫn dắt quá trình chuyển đổi số, hướng đến nền kinh tế số.

Ba là, về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục chỉ đạo hệ thống TCTD đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, đặc biệt là sau khi Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trọng tâm là tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các TCTD yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn hệ thống, đẩy mạnh xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực tài chính và bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD.

NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:

SĐT/Zalo/SMS: 0353899153

Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code  

Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền 

Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *