I. TỔNG QUAN NGÀNH THUỶ SẢN
Ngành thuỷ sản, chúng tôi tập trung nghiên cứu đến sản phẩm là cá tra, cá tô phi và tôm
Hiệp định tác động đến ngành Thuỷ sản
Hiệp định | Các nước tham gia | Ngày áp dụng tại Việt Nam | Tóm tắt nội dung |
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) | 11 nước:
Autralia; Brunei; Canada; Chi-lê; Malaysia; Mexico; Nhật Bản; New Zealnd; Peru; Singapore; Việt Nam) |
14/2/2019 | Xóa bỏ thuế quan ngay khi CPTPP có hiệu lực phần lớn các dòng thế quan đối với thủy sản ngày sau khi CPTPP có hiệu lực
Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình với một số sản phẩm thủy sản nhất định (từ 3-16 năm tùy sản phẩm) |
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) | Việt Nam và 28 nước thành viên EU | 1/8/2020 | EVFTA là hiệp định thương mại tự do từng được EU ký kết với một quốc gia đang phát triển, giúp loại bỏ 99% thuế hải quan giữa hai bên. 65% thuế đối với hàng xuất khẩu từ EU sang Việt Nam sẽ được loại bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực, phần còn lại sẽ được giảm dần trong 10 năm. 71% thuế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng sẽ được loại bỏ khi EVFTA có hiệu lực và phần còn lại được giảm dần trong 7 năm. |
Kim ngạch xuất khẩu ngành Thuỷ sản giai đoạn 2000-2024
Năm 2021 ngành thuỷ sản Việt Nam chịu tác động từ đại dịch covid 19.Nửa cuối năm 2021 nhờ chính sách linh hoạt từ chính phủ và ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thuỷ sản.
Cơ cấu ngành:
Theo số liệu thống kê 5T2024 xuất khẩu thuỷ sản đạt 3.6 tỷ USD (+6.5% yoy) trong đó xuất khẩu tôm đạt 1.3 tỷ USD (+7%); cá tra 755 triệu USD +3% YoY
Về thị trường tiêu thụ: Nhìn chung thị trường tiêu thụ dang có tín hiệu hồi phục về nhu cầu và cả giá nhu cầu. Tính tới cuối tháng 5, Mỹ dẫn đầu mức tăng trưởng 13% đạt 635 triệu USD các thị trường khác như Nhật Bản Hàn Quốc, Trung Quốc,.. tăng 3-4%
Biểu đồ xuất khẩu thuỷ sản 5T đầu năm
Thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc & Hồng Kong; Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Australia; Anh,..
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuỷ sản
BBiên lợi nhuận theo năm giai đoạn 2010 đến nay
Kết quả kinh doanh 2023
Kết quả kinh doanh Q1/2024
Khả năng sinh lời
II. Ngành cá tra
Đối thủ cạnh tranh: cá minh thái của Nga (tại thị trường Trung Quốc) và một số nước đang thấy tiềm năng từ cá tra và bắt đầu nuôi như Ấn Độ, Indonesia,..
Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra lớn nhất Việt Nam năm 2023
Doanh nghiệp | Triệu USD | %trên tổng giá trị xuất khẩu cá tra |
VHC | 240 312 | 13% |
ANV | 113 373 | 6% |
IDI | 95 155 | 5% |
Vạn Đức Tiền Giang ( xuất khẩu chủ yếu các nước Asean: Malaysia; Singapore) | 78 706 | 4% |
Biển Đông | 77 613 | 4% |
Hiện tại tính doanh nghiệp niêm yết trên sàn chúng tôi tập trung nghiên cứu có VHC, IDI, ANV
Việt Nam là nước xuất khẩu chủ yếu sản lượng cá trá toàn thế giới do vùng nuôi ĐBSCL nước ta có điều kiện và khí hậu thuận lợi.
Thị trường tiêu thụ:
Thị trường xuất khẩu chủ yếu cả cá tra Việt Nam nhiều nhất hiện nay là Mỹ sau đó đến Trung Quốc và Châu Âu.
- Hiện tại Mỹ đang gia tăng nhập khẩu cá tra chế biến tăng 8.5 lần so với cùng kì 2023.
Mức thuế khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ:
Doanh nghiệp | Mức thuế tại POR 18 (USD/kg) | Mức thuế tại POR 18 (USD/kg) |
VHC | 0 | 0 |
ANV | 0 | 0 |
IDI | 2.39 | 0.14 |
Biển Đông | 0.19 | 0.14 |
Vạn Đức Tiền Giang | 0 | 0.14 |
Khác trong nước | 2.39 | 0.14 |
Dự kiến tháng 7/2024, DOC có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi từ trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không, nếu thành công thì đây sẽ là lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam trong đợt xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra trong thời gian tới.
- Thị trường Châu Âu mặc dù đã sôi động trở lại tuy nhiên mức tiêu thụ vẫn đang sụt 7% so với cùng kì
Luận điểm:
Khi nghiên cứu ngành cá tra cần quan tâm đến biểu đồ Thức ăn cho cá và Giá cá tra nguyên liệu.
Thức ăn chiếm 70-80 giá thành cá nguyên liệu.
Kì vọng ngành cá tra hồi phục tại thị trường EU: Cá tra kì vọng được hưởng lợi khi xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2024 và 2025 trong bối cảnh Mỹ siết chặt lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản chế biến có nguồn gốc từ Nga kể từ tháng 12/2023 với mức thuế 13.7%
Chuỗi giá trị cá Tra Việt Nam
Xuất khẩu cá tra 5 tháng đầu năm ước đạt 725 triệu USD (+2% YoY)
VHC:
Tổng quan doanh nghiệp:
Được thành lập năm 1997 tại Đồng Tháp thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, là doanh nghiệp sản xuất cá tra lớn nhất Việt Nam sản phẩm chủ yếu là cá tra Fillet đông lạnh và các phụ phẩm từ cá tra. Là doanh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị khép kín tự chủ toàn phần nuôi cá tra lớn nhất tại Việt Nam từ nuôi trồng – sản xuất cá tra khép kín, có thể kiểm soát từ giống – nuôi trồng – thu hoạch – chế biến – sản xuất – tiếp thị – bán hàng
Quá trình hình thành
1999 | Xí nghiệp đầu tiên HĐ |
2007 | Xí nghiệp thứ 2 HĐ (DL 61) và niêm yết cổ phiếu |
2008 | Xí nghiệp thứ 3 DL 500 hoạt động |
2015 | Vinh Wellness bắt đầu hoạt động (Sản xuất C&G) |
2017 | Thành lập CTCP Thanh Bình Đồng Tháp |
2018 | Thành lập CTTNHH Thực phẩm Vĩnh Phước |
2019 | Thành lập CT TNHH Giống cá tra Vĩnh Hoàn (nghiên cứu phát triển công nghệ mới) |
2020 | mua lại CTCP Sa Giang chiếm 49.89% VĐL |
2020 | Thành lập Vinh Technology (nghiên cứu và phát triển của Vĩnh Hoàn Collagen) |
2021 | Thành lập CT TNHH Nông sản Thực phẩm Thành Ngọc (Vinh Agrifulture) Hoàn thành nhà máy Sa Giang 3 sản xuất sản phẩm từ gạo |
2022 | Khởi công nhà máy chế biến Nông sản Thực phẩm Thành Ngọc Nhà máy thức ăn Feedone đi vào hoạt động với công suất 350 000 tấn/ năm Nhà máy chế biến Surimi hoạt động |
2023 | Thành Ngọc đi vào hoạt động ( sản phẩm chủ yếu hướng đến thị trường Singapore; Nhật Bản, Hàn Quốc).
|
Ca tra Vĩnh Hoàn chiếm 13% tổng khối lượng xuất khẩu cá tra tại Việt Nam cách khá xa vị trí thứ 2 và 3. Trong đó Vĩnh Hoàn xuất đứng đầu các doanh nghiệp cá tra tại các thị trường sau: Mỹ (46%); EU (22%); Canada (29%); Australia (32%).
Diện tích vùng nuôi 750 ha, vùng nuôi lớn như: Tân Hưng, Long An (VHC đang áp dụng hệ thống nuôi cá không thay nước tại vùng nuôi Tân Hưng và Long An. Trong suốt quá trình nuôi không thay nước chỉ bổ sung nước khi thất thoát bay hơi và bùn được hút định kì hàng ngày và sục oxi liên tục.)
Cơ cấu cổ đông
Chủ tịch công ty là bà Trương Thị Lệ Khanh đã gắn bó với công ty hơn 20 năm và một số trợ lý đắc lực như bà Ngô Vi Tâm đã đảm nhiệm vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ để VHC có mức thuế 0%.
Cơ cấu doanh thu:
Trong cơ cấu doanh thu, cá tra fillet vẫn đóng góp nhiều nhất hơn 50% cơ cấu doanh thu
Một số doanh nghiệp cũng xuất khẩu sang thị trường Mỹ: Vạn Đức Tiền Giang (tập trung xuất khẩu sang Mỹ, thị phần và sản lượng chỉ sau VHC, VĐTG từng là công ty liên kết của VHC), Biển Đông.
Một số thương hiệu của VHC
Chuỗi giá trị của VHC
Công nghệ nuôi cá
Chu trình nuôi cá kéo dài từ 6-8 tháng từ lúc nhân giống đến lúc trưởng thành. Trọng lượng khoảng 1-2kg.
VHC thường chọn những con giống cân nặng từ 900-950 gram thuộc nhóm cá nhỡ có tỷ trọng lớn nhất trong nguồn cung cá nguyên liệu (Nguồn cá từ 800 gr -1kg chiếm khoảng 40-45% trong nguồn cung cá thường xuyên). Theo ước tính cần 1.9-2kg cá nguyên liệu cho 1kg cá fillet chưa tăng độ ẩm chưa mạ băng
VHC sở hữu công ty con chuyên sở hữu cá tra và tự cung khoảng 70% sản lượng cá nguyên liệu và đặt tỷ lệ này ổn định khoảng 70-75%
=> đảm bảo quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng cá và đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu tới thị trường khó tính
VHC vẫn duy trì từ 25-30% nguồn cung từ hộ nuôi liên kết trong hệ thống hạn chế thu mua ngoài.
=> giảm thiểu rủi ro nếu vùng nuôi của công ty có xảy ra dịch bệnh và tận dụng được nguồn cung rẻ.
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của cá tra khá cao tỷ lệ 1.7:1 có nghĩa là 1 kg thức ăn cho 1kg trọng lượng cá. Thức ăn chiếm đến 70-80% giá thành nuôi.
Năng lực sản xuất:
Đăc điểm | Nhà máy | Công suất |
Trụ sở chính | 2 nhà máy chế biến cá tra
1 nhà máy chế biến GTGT |
450 tấn/ngày |
Công ty con Thanh Bình | 2 nhà máy chế biến cá tra
1 nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá |
300 tấn/ ngày |
Công ty con Vĩnh Phước | 1 nhà máy chế biến cá tra
1 nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá |
150 tấn/ năm
120 000 tấn/năm |
Công ty con Vĩnh Hoàn Collagen | 1 nhà máy collagen | 3 500 tấn/năm
Dự kiến tăng gấp đôi công suất trong năm 2024 |
Công ty con TNHH Nông sản thực phẩm Thành Ngọc (TNG Foods) | 23 000 tấn/năm | |
Công ty Feef One | Sản phẩm thức ăn thuỷ sản | |
Công ty TNHH Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn | Sản xuất giống cá tra | |
CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang | Sản xuất, mua bán thưc phẩm | |
Vinh technologyl | Mua bán xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng | |
Tổng hợp:
- Nhà máy C&G: với công suất 3 500 tấn/ năm
- Nhà máy chế biến Nông sản thực phẩm Thành Ngọc: 230 000 tấn/năm
- Nhà máy chế biến Surimi, sản xuất thanh cua công suất 5 000 tấn/năm
- Nhà máy chế biến Vĩnh Phước, diện tích nuôi 17ha; công suất 150 tấn/ngày
- Nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản Feed One công suất 35 000 tấn/năm GĐ 1
Vùng nuôi:
Tổng diện tích nuôi khoảng 750ha gồm các vùng nuôi:
- Tân Hưng Long An: 220 ha
- Vĩnh Phước 220 ha
(2 vùng nuôi này
- Tân Thuận Tây: 170 ha
100% vùng nuôi có chứng chỉ quốc tế (BAP; Globalgap, ASC)
Tỷ lệ tự chủ khoảng 75%
Tổng năng lực sản xuất:
- Sản xuất cá Fillet: 1 200 tấn/ngày
- Sản phảm sức khoẻ: 3 500 tấn/năm
- Dầu cá, bột cá: 50 000 tấn/năm
Thức ăn nuôi cá tra: bã đậu nành, bột cá đều là nguyên liệu nhập khẩu do sản xuất thông thường không đáp ứng được tiêu chuẩn. VHC bán nhà máy chế biến thức ăn Vĩnh Hoàn 1 cho Pilmico International, VHC đã mua thức ăn của nhà máy này đồng thời bán phụ phẩm trong quá trình chế biến cho nhà máy để sản xuất cám cá. Do đó VHC đã tạo ra nguồn cung thức ăn với mức giá thấp hơn
ĐHCD 2024 : VHC dự kiến đầu tư 920 tỷ
- Nâng cấp và tăng công suất nhà máy Collage & Gelatin
- Đầu tư dự án trồng trọt, đầu tư kho và bổ sung thiết bị máy móc cho GĐ 1 của nhà máy chế biến cây Thành Ngọc
- Đầu tư mở rộng kho và tăng công suất sản xuất nhà máy thức ăn thuỷ sản Feedone và nhà máy Sa Giang
- Đầu tư mở rộng vùng nuôi
- Đầu tư và cải tạo nahf máy Vĩnh Phước, Thanh Bình, Vĩnh Hoàn.
ANV:
ANV là doanh nghiệp thành lập năm 1993 và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và dân dụng trước khi chuyển sang nhành chế biến thuỷ sản vào năm 2000. Công ty sớm chủ động trong việc tự chủ nguồn nguyên liệu con giống, vùng nuôi, thức ăn, ché biến từ lúc mới thành lập.
Vị thế doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất cá tra có chuỗi sản xuất khép kín lớn thứ 2 thế giới
Vùng nuôi:
- 250ha vùng nuôi truyền thống, cung cấp 120 000 tấn cá nguyên liệu
- 600 ha vùng nuôi công nghệ cao cung cấp 250 000 tấn cá nguyên liệu
- Vùng ươm giống: Vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú 150 ha
ANV sở hữu chuỗi giá trị khép kín tự chủ toàn phần với công nghệ hiện đại và vùng nuôi Phú Bình 600ha dự kiến tăng 1000ha. Vùng nuôi sở dũng công nghệ hiện đại hệ thống cho ăn tự động. Công ty chủ động sản xuất 30% nguồn nguyên liệu cá giống còn lại thu mua từ người dân
Công ty có nhà máy chế biến thức ăn công suất 500 000 tấn/ năm, đủ cung cấp tiêu thụ nội bộ
Công ty có sẵn 5 nhà máy chế biế thuỷ sản với công suất 1050 tấn nguyên liệu/năm cùng với 10 lines nhà máy thức ăn với công suất 1000 tấn/ngày
Tên nhà máy | Công suất(tấn cá nguyên liệu/ngày) |
NM đông lạnh thuỷ sản Nam Việt | 150 |
NM đông lạnh thuỷ sản Ấn Độ Dương | 500 |
NM Đông lạnh thuỷ sản Thái Bình Dương | 100 |
NM Đông lạnh thuỷ sản Đại Tây Dương | 300 |
NM đông lạnh thuỷ sản NTACO | 50 |
Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc (chiếm 20%với sản lượng xuất khẩu), và Hong Kong và đang đầu tư dể xuất sang thị trường Mỹ và có chuyến xuất khẩu sang Mỹ đầu tiên vào T8/2022
Tại thị trường Mỹ: tệp khách hàng của ANV chủ yếu là khách hàng cũ của Biển Đông và VHC nhưng có nhu cầu đa dạng hoá nhà cung cấp và cạnh tranh về giá
Với thị trường Trung Quốc: ANV tập trung mở rộng tệp khách hàng bên Bắc Kinh, Quảng Châu bên cạnh khách hàng truyền thống bên Thượng Hải. ANV cũng phát triển thêm dòng sản phẩm cá tra xẻ bướm tẩm gia vị đáp ứng nhu cầu tại Trung Quốc.
Tại thị trường nội địa: ANV hợp tác với Bách Hoá Xanh
Doanh nghiệp đang có chiến lược chuyển đổi sang cơ cấu sản phẩm GTGT có hàm lượng kỹ thuật cao.
ANV là doanh nghiệp thứ 2 trong nước sản xuất C&G sau VHC. Dự án liên quanh giữa ANV và Amicogen đang chạy thử GDD1 với công suất chế biến khoảng 780 tấn/năm, GĐ 2 và GDD3 nâng công suất lên 1200 tấn và 2400 tấn. Dự kiến khi hoạt động kì vọng đóng góp 36 triệu USD doanh thu và 1.5 triệu USD góp 10% cơ cấu doanh thu
ANV đã bắt đầu ghi nhận doanh thu mảng C&G từ Q4/ 2023.
Câu chuyện:
Tại ĐHCĐ trình kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành 133, 1 triệu cổ cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 nếu thành công giúp ANV trở thành doanh nghiệp cá tra có VĐL lớn nhất trên sàn.
Phương án chia cổ tức: 5% bằng tiền mặt
IDI:
Câu chuyện:
III. Ngành tôm
Có tôm sú và tôm chân trắng
Một số điểm khác biệt tôm sú và tôm chân trắng
Tiêu chí | Tôm sú | Tôm thẻ chân trắng |
Mức độ tăng trưởng | tăng trưởng khoảng 1gram/tuần | tăng trưởng nhanh hơn 1-1,5 gram/tuần |
Mức độ đồng đều | Thường có sự chênh lệch, | Khá đồng đều và to hơn tô sú |
Kinh nghiệm nuôi | 15-20 con/m2
Khó nuôi cần có nhiều kinh nghiệm |
Ao đất: 30-60 con/m2
Ao bạt: 150-200 con/m2 => dễ nuôi hơn |
Tỷ lệ sống |
|
=> chi phí con giống thấp hơn
=> dễ nuôi hơn tôm sú |
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn | 1.6 | 1,2 |
Khả năng kháng bệnh | tốt hơn | Thấp hơn |
Nhu cầu thị trường |
|
|
Chất lượng thịt | Thịt chắc và dai hơn tôm thẻ | Vỏ mỏng dễ bóc |
Hiện tại Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tôm chân trắng
Đối thủ cạnh tranh ngành tôm là Ecuado ( thứ nhất) và Ấn Độ; Indonesia
Ecuado | Ấn Độ | Indonesia | Việt Nam | |
Thị trường xuất khẩu chính | Trung Quốc là chủ yếu
Mỹ↓; Tây Ban Nha; Italy, Pháp |
Mỹ; Canada | Các nước Châu Á (50%) chủ yếu là Nhật Bản
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
|
Mỹ
Nhật Bản và EU |
Loại nuôi | Chuyển sang nuôi tôm sú | Chủ yếu là tôm chân trắng | Chủ yếu là tôm chân trắng | |
Sản phẩm | Tập chung vào thế mạnh chế biến chuyên sâu | |||
Mức thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ |
*Mức thuế xuất khẩu vào thị trường Mỹ: Được xem xét từng năm
Ecuado:
Năm 2023 Ecuado xuất khẩu đạt 1212 triệu tấn +14% YoY tuy nhiên giá trị xuất khẩu chỉ dưới 6 tỷ USD -5% YoY
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Ecuado(59% ) đây là thị trường tiêu thụ phần lớn các sản phẩm đạt đạt chất lượng HOSO của Ecuado sau đó đến Mỹ và một số thị trường nổi bật: Tây Ban Nha; Italy, Pháp,..
Số liệu gần đây cho thấy ngành Tôm Ecuado đang bắt đầu phản ứng trước giá cổng trại tăng nhẹ.
Ấn Độ:
Trong quý 1/2024 xuất khẩu tôm ấn độ tăng 4% YoY mặc dù đây là quý có công suấ thấp hát trong năm nhưng sản lượng tăng nhẹ chứng cỏ tình hình nông nghiệp Ấn Độ không xấu như dự kiến
Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ và Canada chiếm 46% tổng xuất khẩu của tôm Ấn Độ. Ecuado đang tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ, do đó Ấn Độ cũng đang cố gắng giữ thị phần của mình
Người Ấn Độ chủ yếu sản xuất kích thước lớn các thị trường châu Á có tiềm năng nhập khẩu tôm Ấn Độ với mức giá dễ chịu . Vụ tôm sú bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài 8-9 tháng. Để đáp ứng kích cỡ người Ấn chuyển từ nuôi tôm chân trắng sang tôm sú. Sản lượng tôm sú vượt 5000 tấn trong năm 2023
Indonesia:
Chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ tôm chân trắng
Indonesia xuất khẩu tôm sú sang chủ yếu Châu Á (chiếm 50%) nhiều nhất là Nhật Bản. Từ năm 2022, 2023 Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu tôm của Indonesia. Trong bối cảnh cạnh tranh tại Mỹ, thì thị trường Trung Quốc là vô cùng quan trọng với họ
Tôm Việt Nam: chủ yếu nuôi tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,Trà Vinh, Kiên Giang
Lợi thế:
- Sản lượng tôm tại Ecuado và Ấn Độ đâng giảm sút giúp áp lực cạnh tranh về giá đối với Việt Nam hạ nhiệt. Nguyên nhân là do cung dư thừa khiến giá giảm => hộ nuôi tôm thu hẹp diện tích nuôi. Ngoài ra Ecuado đang đối mặt với tình hình an ninh bất ổn khắp cả nước. Ecuado chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm nhiều nhất của Ấn Độ , tiếp đến là EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam
Theo công bố mới nhất của DOC, Những nhà NK từ Industrial Pesquera Santa Priscila, công ty lớn nhất Ecuador, sẽ bị áp mức thuế suất “tối thiểu” 1,54% và không bị buộc phải đặt cọc. Nhưng tất cả các loại tôm khác của Ecuador cũng sẽ phải chịu tỷ lệ bán phá giá 10,58% và đặt cọc tiền mặt trả trước 10,18%.
Điểm yếu:
- Chi phí sản xuất tôm còn cao: Chi phí sản xuất tôm tại Viêt Nam giao động từ 3.5-4.2 USD/kg trong khi chi phí sản xuất tại Ấn Độ và Ecuador khoảng 2.7-3 USD/kg và 2.2-2.4 USD/kg. Nguyên nhân là do giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao, chi phí lao động tăng, chi phí đầu tư trang thiết bị phức tạp ,.. nhưng chủ yếu là do tỷ lệ nuôi thành công thấp 40%
Thị trường tiêu thụ:
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam chiếm 20% kim ngạch xuất khầu toàn ngành cho năm 2023.
Sau đó là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia.
Thị phần doanh nghiệp DN Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu là Ấn Độ (23%), Ecuado(21%), Việt Nam (22%),..
Thị phần doanh nghiệp DN Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản
Tình hình kinh doanh năm 2023
Trong năm 2023 ngành tôm Việt Nam chịu tác động nặng nề khi nguồn cung dồi dào giá rẻ từ Ecuado và Ấn Độ. Hơn nữa nhu cầu tại thị trường như Hoa Kì, Châu Âu, Nhật Bản,.. tiêu thụ yếu
Dịch bệnh trên ngành tôm diễm biến phức tạp
FMC:
Năm | Đặc điểm |
2003 | Chính thức chuyển thành công ty cổ phần với cái tên CTCP Thực phẩm Sao Ta
VĐL: 104 tỷ đồng nhà nước nắm giữ 77% sau đó Công ty rút VĐL còn 60 tỷ nhà nước sở hữu 60%
|
2006 | Niêm yết trên sàn chứng khoán, Tổng số cổ phiếu niêm yết là 6 triệu cổ phiếu nhà nước nắm giữ 20% |
2007 | nâng tổng số lượng cổ phiếu FMC được niêm yết tại HOSE là 7.900.000 cổ phiếu |
Năng lực sản suất:
FMC dã vận hành thử nghiệm 2 nhà máy Tâm An và Sao Ta 2 trong năm 2023.
Tổng công suất 2 nhà máy mới là 20 000 tấn/ngày. Khi đưa vào vận hành chính thứ khả năng tăng thêm 26%/năm
FMC cũng đang mở rộng vùng nuôi thêm 203 ha sau khi tăng VĐL vào công ty Vĩnh Thuận để đảm bảo nguồn nguyên liệu tự chủ 30%
Thị trường:
FMC tập trung phát triển tại thị trường Nhật Bản hiện tại FMC đang có tệp khách hàng lớn tại Nhật Bản và đứng thứ 2 toàn ngành về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mỗi năm. Công ty gặp ít trở ngại khi kinh doanh tại thị trường này.
FMC được hậu thuẫn từ cổ đông lớn tập đoàn PAN
(Bổ sung cơ cấu cổ đông )
Thị phần
FMC:
Top 1: Thị trường Nhật Bản
Top 5: Thị trường Mỹ
Top 9: Thị phần Hàn Quốc
MPC;
năng lực sản suất:
- MPCđang sở hữu 2 vùng nuôi tôm với tổng diện tích 900 ha
- 2 nhà máy chế biến tôm công suất thiết kế: 76 000 tấn/năm
FMC đang thay thế công nghệ nuôi tôm 2-3-4 bằng công nghệ mới tăng năng suất thêm 15 lần
MPC chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc
Câu chuyện:
MPC đang tập trung hoàn thành và đẩy mạnh sản xuất tôm giống theo công nghệ sinh học MPBio nhằm đưa giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam thấp nganh Ecuado từ năm 2030 và tự cung cấp 50% nhu cầu nguyên liệu tôm từ năm 2025
MPC đang đặt mục tiêu tăng thị phần tôm thêm 5-10% trong năm nay
NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:
SĐT/Zalo/SMS: 0353899153
Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code
Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền
Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công