Bản tin sáng 19.10.2022 Thị trường nỗ lực tìm để tìm kiếm điểm cân bằng

THẾ GIỚI

Chứng khoán Mỹ: Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones tăng 337.98 điểm (tương đương 1.12%) lên 30,523.80 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1.14% lên 3,719.98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.90% lên 10,772.40 điểm. Đà tăng này được xây dựng dựa trên đà leo dốc từ phiên ngày thứ Hai (17/10), khi đã chứng kiến Nasdaq Composite vọt hơn 3% ghi nhận phiên tốt nhất kể từ tháng 7/2022.

Dầu mỏ: Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent lùi 1.59 USD (tương đương 1.7%) xuống 90.03 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2.64 USD (tương đương 3.1%) còn 82.82 USD/thùng.

Xăng dầu: Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch mở kho dự trữ xăng dầu chiến lược ngay trong tuần này, để có thể kìm giá nhiên liệu trước cuộc bầu cử giữa kỳ trong tháng tới, Reuters dẫn 3 nguồn tin cho biết.

Khí: Hàng chục tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang phải thả neo ngoài khơi Tây Ban Nha do không tìm được chỗ đỗ để dỡ hàng.

Trung Quốc: Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã trì hoãn vô thời hạn việc công bố các chỉ số kinh tế, vốn ban đầu được dự kiến công bố vào ngày thứ Ba

Mỹ: Theo mô hình dự báo mới của các nhà kinh tế Bloomberg, chắc chắn 100% nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái trong 12 tháng tới.

TRONG NƯỚC 

2.1 Vĩ Mô

Tỷ giá: Giá USD ngân hàng chạm mốc 24.600 đồng, tăng 7% từ đầu năm

Đầu tư công: Những sai phạm tại các dự án đầu tư công đã gây thất thoát, lãng phí 31.795 tỉ đồng, theo đoàn giám sát Quốc hội khoá XV. Cụ thể, năm 2016 có 590 dự án, năm 2017 có 840 dự án, năm 2018 có 422 dự án, năm 2019 có 125 dự án, năm 2020 có 923 dự án, năm 2021 có 185 dự án.

Chính trị:Dự kiến tại kỳ họp thứ 4, Thủ tướng sẽ trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với ông Nguyễn Văn Thể theo nguyện vọng cá nhân

2.2 Doanh nghiệp

FMC: Quý 3, FMC ghi nhận doanh thu 1,752 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng tăng chậm hơn (6%) giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9% lên 11%, tương ứng lợi nhuận gộp tăng 27%, lên gần 191 tỷ đồng. Doanh thu tài chính đạt 20.7 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng 17%, lên hơn 13 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay hơn 5 tỷ đồng (tăng 46%).
IJC: Tổng doanh thu hợp nhất 9 tháng của IJC đạt 1,782 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện được 63% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 483 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ, thực hiện được 71% kế hoạch đề ra.
PTB: Theo công bố, doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng của PTB đạt lần lượt hơn 5.2 ngàn tỷ đồng và hơn 521 tỷ đồng, tăng 9.5% và 5.7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hoạt động tại công ty mẹ lại có phần sụt giảm, khi chỉ đạt 81% so với cùng kỳ, với 2.4 ngàn tỷ đồng doanh thu và gần 260 tỷ đồng lãi trước thuế. So với kế hoạch năm, PTB đã đạt được 72.4% kế hoạch doanh thu và 66% mục tiêu lợi nhuận trước thuế.
SCR: SCR dự kiến chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:8 (cổ đông sở hữu 100 cp sẽ được nhận 8 cp mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/10.
LHG: LHG chỉ được giao dịch trong phiên chiều từ ngày 24/10
LIX: công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 730 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Trừ chi phí vốn, LIX lãi gộp 167 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể, đạt 22,9% trong khi cùng kỳ năm trước đạt 19,6%.

2.3 Nhận định thị trường 

Thị trường đang tìm điểm cân bằng để ổn định. Chỉ số VNIndex đóng cửa tăng lại 12,08 điểm (+1,15%) lên 1.063,66 điểm. Rổ VN30 có 23 mã tăng, chỉ số tăng 1,13%. Riêng 2 chỉ số VNMidcap và VNSmallcap tăng nhẹ hơn lần lượt 0,39% và 0,77%. Thanh khoản cải thiện một chút lên 9 nghìn tỷ đồng khớp lệnh. Nhóm ảnh hưởng mạnh đến chỉ số đại diện thị trường chung gồm có VIC (+4,29%), VCB (+2,11%), VNM (+3,24%), VHM (+2%), MSN (+3,8%), SAB (+2,54%), CTG (+2%), VRE (+3,61%), ACB (+2,15%), FPT (+1,49%). Chiều ngược lại, đà tăng của thị trường bị hạn chế bời HPG (-2%), GAS (-0,45%) và STB (-2,48%). Khối ngoại mua và bán cân bằng với GT bán ròng -28 tỷ đồng trên HOSE. HPG -158 tỷ đồng là mã có GT bán ròng cao nhất, theo sau là VHM -73 tỷ đồng và DXG -49 tỷ đồng. Chiều mua ròng, VNM là mã có GT cao nhất +124 tỷ đồng, theo sau là IDC +46 tỷ đồng, VND +36 tỷ đồng và MSN +33 tỷ đồng. Các mã được khối ngoại mua ròng tốt đều tăng giá. Các chỉ số vẫn đang trong trạng thái lình xình tạo vùng đáy ngắn hạn, nhưng nhiều cổ phiếu tăng giá khá ổn, thậm chí là mạnh. Vì vậy giao dịch nên tùy thuộc vào diễn biến cổ phiếu cụ thể. Trong phiên tới, nhiều khả năng chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục tiến sâu vào vùng 1.063 – 1.073 điểm.

Phân bổ dòng tiền cuối phiên

Tự doanh vẫn tiếp tục bán ròng

2.4 Nhóm cổ phiếu  quan tâm

Nhóm Tên cổ phiếu Giá mua Mục tiêu
Nhóm dầu khí PVS Quanh giá 22 Quanh 28
PVD Quanh 19 Quanh 24
Cảng biển GMD Mua quanh 47 sau đó chờ vượt đóng nến ngày trên 49 với thanh khoản lớn có thể tham gia thêm Giá quang 53 có thể canh chốt một phần 

điểm chốt thứ 2 quanh 60

HAH Mua quanh 39=> 41 

quanh 43 mua thêm 30% nữa

Mục tiêu 50
Dòng đầu tư công C4G; FCN,.. FCN mua quanh 11.5 mục tiêu 14 

C4g: mua quanh 10.5 mục tiêu 12

 FCN: 14 

C4G: 12

Vật liệu AAA AAA: Mua quanh giá 8,3 mục tiêu 10 

(không ưu tiên mua tỷ trọng cao)

AAA: 10
Công nghệ FPT FPT mua quanh: 72.5 mục tiêu 81 FPT: 81
BĐS NLG Giá mua quanh 27 

(Chủ tịch mua 2 triệu cp, công ty TNHH Tân Hiệp mua 1 tr CP)

Mục  tiêu ngắn hạn 32

NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:

SĐT/Zalo/SMS: 0353899153

Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code  

Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền 

Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *