Bản tin tuần 17-22/10/2022

I. Thế giới

Mỹ: Dữ liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 21/10 cho thấy thâm hụt ngân sách của nước này trong tài khóa 2022 (kết thúc ngày 30/9 vừa qua) đã giảm 50%, xuống còn 1.380 tỷ USD, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 và khi các chương trình hỗ trợ kết thúc.Theo Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Ngân sách Nhà Trắng, đây là mức giảm thâm hụt ngân sách lớn nhất trong 1 năm. Kết quả này có được nhờ những dấu hiệu khởi sắc trên thị trường việc làm, tạo đà cho khoản thu từ thuế cá nhân và doanh nghiệp trong tài khóa 2022 tăng 21% so với tài khóa 2021, lên mức 850 tỷ USD.

II. Trong nước

1.  Cập nhật thị trường

Nhận định thị trường: 

Phe bán áp đảo thị trường Vnindex đóng cửa tuần giảm hơn 42 điểm. Lực cầu hỗ trợ mạnh quanh mốc 1010 đ. Nhóm Vn30 rơi mạnh hơn thị trường chung đóng cửa tuần giảm hơn 52đ.  Khối lượng giao duchj thị trường biến động thất thường. Nhóm chứng khoán đóng cửa tuần với sắc đỏ ảm đạm các cổ phiếu lớn như SSI; VND; HCM; VCI đóng cửa tuần đều giảm trên 8%. Nhóm cổ phiếu Thép đóng cửa cũng giảm mạnh mặc cho kết quả sản xuất thép tháng 9  đạt 2446 triệu tấn (+23.41% MoM) và tăng 1.7% YoY. Với diễn biến như hiện tại chúng tôi e ngại rằng quán tính giảm  vẫn còn tiếp tục. Ngưỡng hỗ trợ cứng 1000đ kì vọng không bị phá vỡ

Khối tự doanh bán ròng liên tục  hơn 400 tỷ đồng trong tuần qua chủ yếu FUEVFVND; TCB; HDG,.. 

Nước ngoài đồng pha với khối tự doanh bán ròng hơn 100 tỷ chủ yếu HPG; VHM; NVL.,… 

Hành động: 

NĐT nhanh chóng thu gọn tài khoản, hạn chế dùng margin. 

Thông tin vĩ mô: 

Thị trường chứng khoán: khá bất ngờ là dư nợ cho vay toàn thị trường lại tăng trở lại trong quý 3 sau khi sụt giảm mạnh vào quý trước đó. Theo ước tính, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán tính tới cuối quý 3/2022 vào khoảng 160.000 tỷ đồng (~6,8 tỷ USD), tăng nhẹ khoảng 10.000 tỷ so với quý trước. Cũng cần lưu ý, đây là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên. Nếu tính thêm nguồn này, con số thực tế có thể lớn hơn.

Nguồn: Tham khảo cafef

2.Cập nhật doanh nghiệp 

ACB: Lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động chính của ACB đem về 17,079 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

TPB: Theo BCTC vừa công bố, 9 tháng đầu năm, nguồn thu chính của TPBank tăng 21% so với cùng kỳ, đạt gần 8,607 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Hoạt động dịch vụ tăng đến 78%, thu được gần 1,876 tỷ đồng tiền lãi, nhờ thu từ hoạt động thanh toán 1,282 tỷ đồng, gấp 2.7 lần.

MSB: Kết thúc quý 3/2022, tổng tài sản MSB đạt trên 194,000 tỷ đồng. Cho vay khách hàng ghi nhận hơn 112,100 tỷ đồng, tăng 14% so với quý 3/2021. Lũy kế 9 tháng, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt hơn 8,000 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thu nhập lãi thuần đạt hơn 6,200 tỷ đồng, tăng 38% so với 9 tháng năm 2021. Tổng thu nhập từ các hoạt động cốt lõi khác như hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư đạt hơn 2,500 tỷ, chiếm đến 32% tổng thu nhập hoạt động. Đặc biệt, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối lũy kế đạt gần 889 tỷ đồng, tăng 215% so với cùng kỳ năm trước, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư lũy kế đạt 813 tỷ đồng, tăng trưởng 346% so với 202

FPT: Cập nhật kết quả kinh doanh FPT 

  • Tăng trưởng doanh thu tháng 8/2022 tăng tốc, đạt 35% n/n so với mức tăng 22% của tháng 6 và 7 nhờ sự hồi phục của tất cả các mảng kinh doanh (công nghệ +37% n/n, viễn thông +24% n/n, giáo dục và đầu tư +72% n/n). Biên LNTT cũng mở rộng lên 18,5%, giúp LNTT duy trì mức tăng 23% n/n dù mức cao của tháng 8/2021. Lũy kế 8T2022, doanh thu của tập đoàn đạt 23.219 tỷ đồng, tăng 22,2% n/n, tương đương 54,7% kế hoạch năm 2022 và LNST đạt 4.951 tỷ đồng, tăng 27,8% n/n.
  • Trong đó, thị trường Mỹ hiện là thị trường lớn thứ 2 của FPT, đóng góp 33% tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm. Đồng USD mạnh lên giúp cải thiện chỉ số tài chính của FPT. Với lượng tiền mặt và gửi ngân hàng dồi dào gần 27.000 tỷ đồng, FPT sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng.

MWG: 

  • Ngành bán lẻ là ngành ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề lo ngại chính của thị trường hiện nay, triển vọng lợi nhuận trong ngắn và dài hạn đều tích cực trong khi định giá đã về vùng hấp dẫn. Một tháng qua nhóm ngành này đã giảm giá mạnh hơn cả VN-Index. MWG đang giao dịch ở mức 14 lần P/E 2022. Trong khi bình quân 3 năm gần nhất và mức thấp nhất 12 tháng qua (bao gồm cả thời điểm khó khăn nhất do ảnh hưởng Covid trong Q3/2021) của cổ phiếu này là gần 16 lần.
  • Động lực tăng giá cho MWG, theo chúng tôi có thể bao gồm: 1) Lợi nhuận sẽ tăng trở lại mạnh mẽ hơn trong những tháng sắp tới, đặc biệt là trong Q3/2022 do: i) mức nền thấp của năm ngoái (lợi nhuận ròng – 17% n/n trong Q3/21 do giãn cách xã hội nghiêm ngặt ). Trong 2 tháng đầu của Q3/2022, doanh thu và LNST của MWG ghi nhận mức tăng 34% n/n và 32% n/n. ii) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BHX tiếp tục cải thiện sau khi tái cơ cấu. BHX được kỳ vọng sẽ hòa vốn vào thời điểm cuối năm nay. 2) Thương vụ bán cổ phần chiến lược của BHX dự kiến sẽ được thực hiện trong Q1/2023. Đây được xem là chất xúc tác mạnh để giúp cổ phiếu MWG được định giá lại.

Cập nhật ngành ngân hàng(nguồn tham khảo): Triển vọng nợ xấu ngân hàng nhìn từ các thay đổi gần đây trong ngành bất động sản

      • Ngành bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh sẽ khiến rủi ro nợ xấu gia tăng tại các ngân hàng có mức phân bổ cao tín dụng vào ngành bất động sản, kéo theo biên chi phí tín dụng cao hơn; nhưng mức độ rủi ro là khác nhau tùy vào mức độ tiếp xúc tín dụng của từng ngân hàng với ngành bất động sản và sức khỏe tài chính của các đối tác bất động sản.
      • Nợ xấu từ nợ cơ cấu liên quan Covid sẽ tăng sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực nhưng đa số các ngân hàng trong danh mục khuyến nghị sẽ không chịu ảnh hưởng.
      • Tỷ lệ nợ xấu thời gian tới tiếp tục phân hóa tùy tính chất tập khách hàng của từng ngân hàng và tác động của kinh tế vĩ mô lên các nhóm khách hàng. Mô hình phục hồi hình chữ K sẽ tiếp tục.

      Thị trường vốn đang trong quá trình phát triển tập trung vào lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp và sẽ trải qua những thay đổi mang tính cấu trúc và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong ngắn hạn. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ góc nhìn về các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với chất lượng tài sản của ngành ngân hàng khi mà Thông tư 14 cho phép giãn thời gian trích lập nợ tái cơ cấu do Covid-19 hết hạn, đồng thời với Nghị định 65 nhằm lành mạnh hóa thị trường phát hành trái phiếu riêng lẻ (TPRL) có hiệu lực. Các nhận định về tác động lên tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng sẽ được cập nhật trong các bài viết tiếp theo.

      Các doanh nghiệp có giá trị phát hành TPRL cao đối diện áp lực thanh khoản trong ngắn hạn

      Thị trường TPDN Việt Nam đã trải qua giai đoạn 2019-2021 mở rộng mạnh mẽ về quy mô nhờ điều kiện phát hành dễ dàng và môi trường lãi suất thấp. Trong các nhóm ngành phi ngân hàng, bất động sản là ngành có khối lượng phát hành trái phiếu lớn nhất. Theo thống kê của VBMA, giá trị TPDN đáo hạn sẽ tập trung trong năm 2023 và 2024.

      Trong khi đó, quy mô phát hành mới thu hẹp từ đầu năm đến nay (Hình 1) chủ yếu do sự siết chặt của các cơ quan quản lý bao gồm Thông tư 16 kiểm soát ngân hàng đầu tư vào TPDN và mới đây là Nghị định 65 đặt ra các điều kiện chặt chẽ hơn trong hoạt động phát hành riêng lẻ TPDN so với quy định cũ. Hoạt động phát hành TPRL đã bị đình trệ trong phần lớn thời gian của năm 2022, do nghị định sửa đổi Nghị định 153 cần nhiều thời gian xem xét trước khi được thông qua vào tháng 9/2022, đã phần nào ảnh hưởng đến dòng tiền đáo hạn trong năm 2022.

      Bên cạnh đó, niềm tin của NĐT trái phiếu bị thử thách khi liên tiếp có hai sự kiện bắt giữ lãnh đạo cấp cao của hai tập đoàn BĐS lớn vốn có quy mô phát hành trái phiếu riêng lẻ cao trong ngành bất động sản. Các tội danh đều liên quan đến hành vi “lừa đảo” trong hoạt động phát hành triếu riêng lẻ của các công ty thành viên. Điều này đã tăng thêm áp lực thanh khoản cho các doanh nghiệp BĐS (vốn là những chủ thể có giá trị phát hành trái phiếu cao nhất) khi các NĐT yêu cầu mua lại trái phiếu trước hạn. Ước tính có khoảng 142 nghìn tỷ đồng trái phiếu đã được mua lại trước hạn trong 9 tháng đầu năm 2022.

      • Ngành bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh sẽ khiến rủi ro nợ xấu gia tăng tại các ngân hàng có mức phân bổ cao tín dụng vào ngành bất động sản, kéo theo biên chi phí tín dụng cao hơn; nhưng mức độ rủi ro là khác nhau tùy vào mức độ tiếp xúc tín dụng của từng ngân hàng với ngành bất động sản và sức khỏe tài chính của các đối tác bất động sản.
      • Nợ xấu từ nợ cơ cấu liên quan Covid sẽ tăng sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực nhưng đa số các ngân hàng trong danh mục khuyến nghị sẽ không chịu ảnh hưởng.
      • Tỷ lệ nợ xấu thời gian tới tiếp tục phân hóa tùy tính chất tập khách hàng của từng ngân hàng và tác động của kinh tế vĩ mô lên các nhóm khách hàng. Mô hình phục hồi hình chữ K sẽ tiếp tục.

      Thị trường vốn đang trong quá trình phát triển tập trung vào lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp và sẽ trải qua những thay đổi mang tính cấu trúc và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong ngắn hạn. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ góc nhìn về các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với chất lượng tài sản của ngành ngân hàng khi mà Thông tư 14 cho phép giãn thời gian trích lập nợ tái cơ cấu do Covid-19 hết hạn, đồng thời với Nghị định 65 nhằm lành mạnh hóa thị trường phát hành trái phiếu riêng lẻ (TPRL) có hiệu lực. Các nhận định về tác động lên tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng sẽ được cập nhật trong các bài viết tiếp theo.

      Các doanh nghiệp có giá trị phát hành TPRL cao đối diện áp lực thanh khoản trong ngắn hạn

      Thị trường TPDN Việt Nam đã trải qua giai đoạn 2019-2021 mở rộng mạnh mẽ về quy mô nhờ điều kiện phát hành dễ dàng và môi trường lãi suất thấp. Trong các nhóm ngành phi ngân hàng, bất động sản là ngành có khối lượng phát hành trái phiếu lớn nhất. Theo thống kê của VBMA, giá trị TPDN đáo hạn sẽ tập trung trong năm 2023 và 2024.

      Trong khi đó, quy mô phát hành mới thu hẹp từ đầu năm đến nay (Hình 1) chủ yếu do sự siết chặt của các cơ quan quản lý bao gồm Thông tư 16 kiểm soát ngân hàng đầu tư vào TPDN và mới đây là Nghị định 65 đặt ra các điều kiện chặt chẽ hơn trong hoạt động phát hành riêng lẻ TPDN so với quy định cũ. Hoạt động phát hành TPRL đã bị đình trệ trong phần lớn thời gian của năm 2022, do nghị định sửa đổi Nghị định 153 cần nhiều thời gian xem xét trước khi được thông qua vào tháng 9/2022, đã phần nào ảnh hưởng đến dòng tiền đáo hạn trong năm 2022.

      Bên cạnh đó, niềm tin của NĐT trái phiếu bị thử thách khi liên tiếp có hai sự kiện bắt giữ lãnh đạo cấp cao của hai tập đoàn BĐS lớn vốn có quy mô phát hành trái phiếu riêng lẻ cao trong ngành bất động sản. Các tội danh đều liên quan đến hành vi “lừa đảo” trong hoạt động phát hành triếu riêng lẻ của các công ty thành viên. Điều này đã tăng thêm áp lực thanh khoản cho các doanh nghiệp BĐS (vốn là những chủ thể có giá trị phát hành trái phiếu cao nhất) khi các NĐT yêu cầu mua lại trái phiếu trước hạn. Ước tính có khoảng 142 nghìn tỷ đồng trái phiếu đã được mua lại trước hạn trong 9 tháng đầu năm 2022.

      Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trong năm 2022, có thể xem Nghị định 65 và biến cố ở hai tập đoàn BĐS lớn vừa qua là những “cú phanh gấp” về nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, mà đặc biệt là doanh nghiệp BĐS. Với quy mô giá trị trái phiếu phát riêng lẻ ước khoảng 628 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021, bằng khoảng 6% dư nợ của hệ thống ngân hàng, có thể thấy áp lực về dòng tiền thanh toán nợ gốc trái phiếu (do đáo hạn hoặc do NĐT đề nghị mua lại trước hạn) cho thời gian còn lại của năm 2022 vẫn còn khá cao.

      Trong khi đó, từ đầu năm nay, ngành bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh với nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ giảm rõ rệt do cung không gặp cầu, dòng vốn vào bất động sản gặp khó do cả tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng, cùng với chủ trương ngăn chặn đầu cơ bất động sản của Chính phủ gây sức ép giảm giá bán. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng đang xem xét bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn tài chính của doanh nghiệp bất động sản.

      Áp lực dòng tiền cao phát sinh trong ngắn hạn trong khi tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa giảm có thể dẫn đến:

      • Các doanh nghiệp có số dư TPRL cao có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các khoản vay tại ngân hàng;
      • NĐT cá nhân, những người nắm giữ trái phiếu không được thanh toán gốc và lãi đúng hạn, có thể gián tiếp gặp khó khăn về dòng tiền. Đây cũng là rủi ro tiềm tàng nếu các cá nhân này có khoản vay tại ngân hàng nhưng thiếu các dòng thu nhập ổn định.

      Trong khi đó, mức độ tiếp xúc của ngành ngân hàng với bất động sản ngày càng tăng. Theo thống kê của NHNN, quy mô tín dụng vào ngành bất động sản (gồm cho vay và TPDN) hiện nay cao hơn đáng kể so với trước đây. Số dư tính đến 30/6/2022 là 2,37 triệu tỷ đồng, tương đương 20,7% tổng tín dụng toàn nền kinh tế, so với mức 16,5% vào năm 2017

      Với bối cảnh như trên, chúng tôi nhận thấy xác suất nợ xấu gia tăng đang cao hơn, tạo áp lực lên chi phí tín dụng trong các quý tiếp theo. Theo thống kê từ BCTC quý 2, một số ngân hàng có mức phân bổ cao tín dụng vào cho vay bất động sản và TPDN như TPB, TCB, MBB, VPB, SHB, SSB, HDB, MSB và EIB. Nhóm này sẽ chịu rủi ro cao hơn các ngân hàng khác nhưng mức độ rủi ro là khác nhau tùy vào mức độ tiếp xúc tín dụng (cho vay và đầu tư TPDN) với ngành bất động sản và sức khỏe tài chính của các đối tác bất động sản liên quan.

      Thông tư 14 hết hiệu lực: Mức độ ảnh hưởng sẽ không lớn

      Về tình hình nợ cơ cấu liên quan Covid, Thông tư 14 cho phép giãn thời gian trích lập dự phòng nợ xấu liên quan Covid, về tái cơ cấu nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2022. Mặc dù có những lo ngại rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên khi nợ xấu do Covid sẽ được phân loại đúng bản chất, đa số các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi, gồm VCB, BID, CTG, ACB, MBB, TCB, HDB, MSB đã trích lập đủ dự phòng cho nợ cơ cấu và nợ kéo theo nên lợi nhuận sẽ không gặp áp lực từ vấn đề này. Các ngân hàng còn lại chưa trích lập đủ sẽ phải đối mặt với khả năng chi phí tín dụng gia tăng.

      Tỷ lệ nợ xấu thời gian tới cũng sẽ tiếp tục phân hóa giữa các ngân hàng tùy tính chất tập khách hàng của từng ngân hàng và tác động của kinh tế vĩ mô lên các nhóm khách hàng. Chúng tôi kỳ vọng mô hình phục hồi hình chữ K sẽ tiếp tục, với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng cá nhân thu nhập cao phục hồi tốt. Ngược lại, khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân thu nhập thấp sẽ khó khăn hơn trong điều kiện lãi suất và lạm phát có xu hướng tăng nhanh. Ngoài ra, việc NHNN cấp bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng khác nhau giữa các ngân hàng cũng dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ nợ xấu. (nguồn: Tham khảo công ty chứng khoán)

NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:

SĐT/Zalo/SMS: 0353899153

Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code  

Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền 

Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công

,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *