Báo cáo ngành Ngân hàng: Các chỉ số ngân hàng cần theo dõi khi đánh giá ngành ngân hàng

I. Khái niệm cơ bản khi nghiên cứu ngành ngân hàng

1.1 Lãi suất (Interest rate) là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền gốc (tiền vốn gửi vào hoặc cho vay) mà đơn vị tài chính (hoặc người vay) phải có trách nhiệm gửi lại cho người gửi tiền (hoặc người cho vay) trong một khoảng thời gian đã xác định (thường được tính theo tháng hoặc năm). Đối tượng gửi tiền hoặc vay tiền có thể là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng và ngược lại.

Phân loại lãi suất dựa vào tính chất khoản vay

  • Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là mức lãi mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính trả cho khách hàng đã gửi tiền tại đó
    Lãi suất tín dụng ngân hàng:  là mức lãi suất mà khách hàng là người đi vay phải trả cho ngân hàng khi vay tiền. Mức lãi suất tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào loại hình vay (trả góp, tín dụng, sản xuất,…), mức độ quan hệ và thỏa thuận giữa hai bên
  • Lãi suất chiết khấu: là một loại lãi suất được quy định bởi Ngân hàng Nhà Nước dựa trên nhu cầu vay tiền của các ngân hàng thương mại để sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc khi không có đủ tiền mặt để dự trữ.
  • Lãi suất tái chiết khấu: là một loại lãi suất được quy định bởi Ngân hàng Nhà Nước dựa trên giấy tờ có giá trị ngắn hạn hoặc số tiền ghi trên thương phiếu khi đến kỳ hạn thanh toán.
  • Lãi suất liên ngân hàng: là mức lãi suất mà các ngân hàng sử dụng để vay và cho vay vốn cho nhau trên thị trường tài chính. Mức lãi suất này được quy định và điều chỉnh bởi Ngân hàng Trung ương dựa trên tỷ trọng sử dụng vốn và tốc độ tăng trưởng của thị trường.
  • Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản là mức lãi suất tối thiểu mà Ngân hàng Nhà Nước áp dụng cho đồng tiền trong nước. Từ mức lãi suất cơ bản này, các tổ chức tín dụng có thể quy định các mức lãi suất khác cho các dịch vụ tín dụng khác nhau, phù hợp với tình hình kinh doanh. Mức lãi suất cơ bản tại Việt Nam hiện nay vẫn được áp dụng ở mức 9%/năm theo quy định tại Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010

1.2 Tín dụng

Tín dụng hay còn gọi là cho vay:  là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.  Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ  nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ

Tăng trưởng tín dụng còn gọi là tốc độ tăng dư nợ tín dụng.

Tăng trưởng tín dụng = (cho vay cuối kì- cho vay đầu kì )/ cho vay đầu kì

Ngân hàng có 2 loại tiền gửi:

  • Tiền gửi không kì hạn:  lãi suất thấp, không bị ràng buộc về số tiền  tiết kiệm và không cần phải chờ đến hạn mới được rút
  • Tiền gửi có kì hạn: 

1.3 Nghiệp vụ thị trường mở: 

  • Nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
  • Lãi suất OMO:  là mức lãi suất mà NHNN quy định cho các ngân hàng thương mại (NHTM) khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán chính phủ (TPCP) trên thị trường mở.
  • Cách thức thực hiện: NHNN thực hiện giao dịch OMO thông qua các phiên đấu giá được tổ chức trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). NHTM có thể tham gia đấu giá mua hoặc bán TPCP với các kỳ hạn khác nhau, từ 1 ngày đến 1 năm. Lãi suất trúng thầu trong các phiên đấu giá OMO chính là lãi suất OMO.
  • Tác động:
    • Điều tiết thanh khoản;
    • Ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn
    • Hỗ trợ ổn định tỷ giá

1.4 Dự trữ bắt buộc: 

 Là tỷ lệ phần trăm số tiền mà các ngân hàng  giữ tiền gửi và không cho vay. 

VD tiền gửi bằng đồng VND kì hạn dưới 12 tháng là 3% trên  tổng số tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc 

=>  Nếu tỷ lệ này tăng => lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng  do vốn cho vay bị hạn chế => tăng trưởng tín dụng bị hạn chế. 

1.5 Các loại cung tiền

Ngân hàng Trung Ương  là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát cung tiền trong nền  kinh tế. Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để tăng hoặc giảm cung tiền, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp.

Các công cụ chính sách tiền tệ phổ biến mà Ngân hàng Trung ương sử dụng bao gồm: 

  • Thay đổi lãi suất
  • Mua bán Trái phiếu
  • Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Phân loại cung tiền dựa trên tính thanh khoản của các tài sản tài chính được sử dụng để tính toán 

  • M0: Tiền mặt đang lưu hành, bao gồm tiền xu và tiền giấy do Ngân hàng Trung ương phát hành.
  • M1: M0 cộng với tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
  • M2: M1 cộng với tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
  • M3: M2 cộng với các khoản tiền gửi khác tại ngân hàng thương mại, chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,…

II. Các  chỉ số đánh giá/ phân tích ngành ngân hàng 

2.1 CASA (Current Account Savings Account):  là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng mà khách hàng có thể luôn chủ động kiểm soát với số tiền mình đang có

Casa = (tiền gửi không kỳ hạn + ký quỹ)/(tổng tiền gửi + phát hành giấy tờ có giá)

  • Casa cho biết
    • Khách hàng tin tưởng ngân hàng
    • Ngân hàng có tệp khách hàng lớn
    • Ngân hàng tiết kiệm chi phí huy động vốn => biên lợi nhuận cao (NIM)

Chi  phí Casa gần như  bằng 0 nên  => Tỷ lệ Casa càng cao càng tốt

Ngân hàng có tỷ lệ Casa cao Nguyên nhân 
VCB; BID; CTG; 
  • Những ngân hàng quốc doanh thường có mạng lưới rộng cả nước do đó có một lượng tiền gửi lớn từ người dân do tiện cho việc nộp/ rút tiền 
  • Ngân hàng quốc doanh thường được lựa chọn là ngân hàng thanh toán lương cho doanh nghiệp đặc biệt là ngân hàng nhà nước. Khi lương được chuyển vào tài khoản thanh toán của nhân viên, họ thường giữ tiền trong tài khoản này cho các giao dịch hàng ngày, làm tăng tỷ lệ CASA.
TCB
  • TCB là một trong những ngân hàng đầu tiên tiên phong trong việc miễn phí giao dịch  nên thu thút lượng lớn khách hàng. Hệ thống giao dịch thuận tiện và dễ dàng
  • TCB có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều tập đoàn lớn Masan Group và Holdings. Các đối tác thường để tiền trong ngân hàng nên ngân hàng có lượng tiền gửi không kì hạn lớn 
MSB
  • MSB triển khai  chương trình miễn phí giao dịch như TCB 
  • MSB  phát triển các sản phẩm và dịch vụ dành riêng cho khách hàng cá nhân, đặc biệt là các sản phẩm tiết kiệm và thẻ tín dụng với nhiều ưu tiên . Các gói sản phẩm này thường đi kèm với khách hàng phải duy trì số dư lớn trong tài khoản thanh toán để nhận các lợi ích, từ đó làm tăng tiền gửi không có kỳ hạn và tỷ lệ CASA

 

2.2 NIM(Net Interest Margin) hay biên lãi ròng: là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả của một ngân hàng. Là một trong số những chỉ tiêu để đo lường tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của ngân hàng.

NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lời bình quân x 100(%)

Trong đó:

  • Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi và thu nhập tương tự – Chi phí lãi và chi phí tương tự

  • Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng + Chứng khoán đầu tư

NIM cho biết:

  • Cho biết rằng cứ 1 đồng Tài sản sinh lãi thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận ròng cho ngân hàng.
  • NIM càng cao => ngân hàng hoạt động hiệu quả

2.3 LDR (hay còn gọi là tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Vốn huy động):  tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy khả năng sinh lời cao hay thấp và mức độ tín nhiệm của ngân hàng.

LDR (loan to deposit ratio): = Vốn cho vay khách hàng/Tổng nguồn vốn huy động

Vốn huy động= tiền gửi khách hàng + giấy tờ có giá – Tiền ký quỹ – Tiền gửi vốn chuyên dùng

LDR cho biết:

  • LDR cao: ngân hàng cho vay nhiều hơn  huy động => rủi ro
  • LDR thấp:  ngân hàng huy động được nhiều nhưng cho vay không nhiều => chất lượng  tín dụng ngân hàng kém

Tỷ lệ LDR được quy định cụ thể trong Thông tư 22

  •  Ngân hàng thương mại nhà nước: LDR = 90%
  •  Ngân hàng hợp tác xã: 80%
  •  Ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài: 80%
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 90%

Theo Thông tư 22 quy định: “Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tối đa 85%”.

2.4 Room tín dụng: là hạn mức cho vay mà một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng. Hạn mức này được Ngân hàng nhà nước quy định cho từng ngân hàng trong đầu năm tùy theo định hướng tăng trưởng tín dụng của mỗi năm.

Đầu năm, NHNN sẽ công bố room tín dụng  cho toàn bộ  các ngân hàng  để quy định  về  mức độ tăng trưởng tín dụng tối đa. Mỗi ngân hàng sẽ có một hạn mức room tín dụng nhất định. Hạn mức tín dụng này sẽ được thay đổi phụ thuộc vào chủ trương, định hướng tăng trưởng tín dụng của mỗi năm.

Khi hết room tín dụng, các ngân hàng thương mại không được cấp thêm tín dụng. Lúc này, ngân hàng có thể đề nghị NHNN nới room để có thể cho vay tiếp.

Mục đích: để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN sẽ điều chỉnh room tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ.

2.5 CAR (Hệ số an toàn vốn): là tỷ lệ vốn của ngân hàng so với tài sản có trọng số rủi ro và nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Công thức được sử dụng để đo lường hệ số an toàn vốn là = Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/ Tài sản có trọng số rủi ro

  • Trong đó vốn cấp I là vốn cốt lõi của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu của cổ đông và lợi nhuận để lại;
  • Trong khi vốn cấp II bao gồm dự trữ đánh giá lại, công cụ vốn hỗn hợp và nợ có kỳ hạn dưới.
  • Vốn cấp III bao gồm vốn cấp II cộng với các khoản vay cấp dưới ngắn hạn.

 

Kể từ năm 2019, theo Basel III, vốn cấp 1 và cấp 2 của ngân hàng ít nhất phải bằng 8% tài sản có trọng số rủi ro. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (bao gồm cả vùng đệm bảo toàn vốn) là 10,5%.

CAR càng cao chứng tỏ  ngân hàng có mức an toàn vốn càng cao và khả năng quản trị các khoản lỗ tiềm ẩn càng tốt 

2.6 CIR ( Cost to Income Ratio) hay còn gọi là chỉ số thu nhập: là một chỉ số được tính toán để thể hiện về tình hình hoạt động của từng ngân hàng. Nó được tính dựa trên chi phí hoạt động của mỗi ngân hàng trên % doanh thu. Ngân hàng đó vận hành hiệu quả hay không sẽ được thể hiện rõ ràng trong chỉ số này

CIR = (Tổng chi phí vận hành/ Tổng doanh thu nhận được) x 100

Trong đó: 

  • Tổng chi phí vận hành của doanh nghiệp = các khoản chi phí cố định (nguyên vật liệu sản xuất, thuê văn phòng, tiền lương nhân viên…) + chi phí các dịch vụ + chi phí cho bán hàng + nộp thuế + một số chi phí phát sinh khác (khoản này sẽ không bao gồm khoản chi phí dành cho dự phòng)
  • Tổng doanh thu = thu nhập của lãi thuần + lãi thuần từ các hoạt động dịch vụ, hoạt động mua bán ngoại hối, giao dịch chứng khoán kinh doanh, giao dịch chứng khoán đầu tư và những hoạt động khác + thu nhập từ các hoạt động góp vốn, mua bán giao dịch cổ phần.

CIR cho biết đánh giá hiệu sất vận hành của doanh nghiệp

  • CIR càng thấp => ngân hàng đang hoạt động kinh doanh hiệu quả

2.7 NPL ( Non-Performing Loan)  tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng  

Nhóm nợ Thời gian nợ Tỷ lệ dự phòng nợ xấu
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
  • Các khoản nợ trong còn trong thời hạn thanh toán
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
0%
Nợ nhóm 2  (Nợ cần chú ý)
  • Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
  • Các khoản nợ lần đầu được điều chỉnh kì hạn trả nợ
5%
Nợ nhóm 3  (Nợ dưới tiêu chuẩn – Nợ xấu)
  • Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
  • Các khoản nợ lần đầu phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
20%
Nợ nhóm 4  (Nợ nghi ngờ – Nợ xấu)
  • Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
50%
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn – Nợ xấu)
  • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
  • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lí.
100%

Tỉ lệ nợ xấu = (Dư nợ nợ xấu /Tổng dư nợ) x 100%

trong đó nợ nhóm (3); (4) ; (5) được coi là nợ xấu

Nợ xấu bao lâu được xóa

Theo CIC  thời gian xóa nợ xấu ngân hàng của từng nhóm sẽ là:

  • Nợ nhóm 1: Nhóm an toàn, nhóm này đủ tiêu chuẩn vay lại và hồ sơ dễ được duyệt vì trả nợ đúng hạn.
  • Nợ nhóm 2: Là nhóm quá hạn từ 10 – 90 ngày. Với nhóm nợ này, bạn phải thanh toán đủ gốc + Lãi và lịch sử nợ sẽ được xóa sau 12 tháng.
  • Nợ nhóm 3, 4, 5: Nhóm quá hạn từ 90 ngày trở nên. Sau khi thanh toán nợ thì bạn sẽ được xóa lịch sử nợ sau 5 năm.

2.8 LLR  (Tỷ lệ bao phủ nợ xấu):  là số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/Nợ xấu, được dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu.

LLR = Mức dự phòng rủi ro cho vay / Nợ xấu

Ngân hàng nào càng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thì lợi nhuận sẽ ít bị ảnh hưởng bởi nợ xấu hơn và ngược lại. Vì khi không thể thu hồi được nợ, ngân hàng chỉ cần trích lập dự phòng ra để cấn trừ vào khoản nợ đó

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ SỐ 

3.1 Nim và  Casa

Casa là chỉ số  thể hiện tỷ lệ tiền gửi không kì hạn, casa càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng được tiết kiệm chi phí huy động vốn  cải thiện hiệu quả  kinh doanh tác động tích cực đến NIM 

=> Casa tỷ lệ thuận với Nim 

 

IV. TỔNG KẾT

Bảng công thức

Kí hiệu Tên gọi  Công thức
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản  sinh lãi bình quân
CAR Hệ số an toàn vốn Vốn tự có/ Tổng TS có rủi ro quy đổi 
Casa  Tiền gửi không kì hạn  Casa = (tiền gửi không kỳ hạn + ký quỹ)/(tổng tiền gửi + phát hành giấy tờ có giá)
LDR tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Vốn huy động LDR (loan to deposit ratio): = Vốn cho vay khách hàng/Tổng nguồn vốn huy động
CIR  Chỉ số chi phí/ doanh thu CIR = (Tổng chi phí vận hành/ Tổng doanh thu nhận được) x 100
LLR  Tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR = Mức dự phòng rủi ro cho vay / Nợ xấu
NPL Tỷ lệ nợ xấu  Tỉ lệ nợ xấu = (Dư nợ nợ xấu /Tổng dư nợ) x 100%

 

IV. 

NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:

SĐT/Zalo/SMS: 0353899153

Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code  

Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền 

Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công

,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *