Ngành dệt may ghi nhận kết quả khả quan trong quý 3…
Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD (tăng 16,4% so với cùng kỳ), với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 24,3 tỷ USD (tăng 24,6% so với cùng kỳ) và kim ngạch xuất khẩu sợi đạt 3,5 tỷ USD (giảm 5% so với cùng kỳ). Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,9 tỷ USD (tăng 22,5% so với cùng kỳ và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong tháng 8 năm 2022, xuất khẩu hàng may mặc đạt 3,7 tỷ USD (tăng 53% so với cùng kỳ). Đây là kết quả theo tháng cao kỷ lục cả về tốc độ tăng trưởng và số liệu tuyệt đối. Trong quý 3 năm 2022, một số công ty (như TNG và TCM) vẫn nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng để giao cho mùa lễ hội. Ngoài ra, trong quý 3/2022, lợi nhuận ròng của các công ty dệt may có trụ sở tại miền Nam vẫn được hưởng lợi từ mức nền so sánh thấp giai đoạn tháng 8 đến tháng 10 năm 2021. Tuy nhiên, tình hình năm nay đã khác.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
… tuy nhiên, bức tranh trong quý 4 năm 2022 không mấy tươi sáng
Đơn đặt hàng: Chúng tôi dự báo ngành dệt may sẽ gặp khókhăn khi triển vọng đơn hàng cho quý 4 và 6 tháng đầu năm 2023 không mấy khả quan, do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ởmức cao của khách hàng. Trong nửa đầu tháng 9 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8 năm 2022, cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng. Theo thông tin chúng tôi cập nhật được gần đây từ các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, số lượng đơn đặt hàng trong quý 4/2022 thấp hơn 25-50% so với quý 2/2022 (tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ theo ước tính của chúng tôi), do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao. Tác động sẽ nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Hoa Kỳ và EU. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. TCM có doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 40% tổng doanh thu, và TCM và các doanh nghiệp như TCM có thể ghi nhận mức giảm doanh thu thấp hơn những doanh nghiệp tập trung hơn vào thị trường Mỹ và EU như MSH và GIL. GIL chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu hàng tháng trong quý 3/2022 (doanh thu tháng 6/2022 giảm 60% so với cùng kỳ, và doanh thu tháng 7/2022 giảm 83% so với cùng kỳ), do công ty phụ thuộc nhiều vào một khách hàng lớn. Nhiều công ty đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho quý 1/2023, tuy nhiên lượng đơn hàng nhận được vẫn còn rất xa so với công suất hoạt động của những công ty này.
Giá bán bình quân: Hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Ngay cả những đơn hàng CMT, đơn hàng mà khách
hàng chỉ phải trả chi phí nhân công, hiện cũng đang bị ép giá. Các nhà sản xuất sợi đã chứng kiến giá bán bình quân giảm 8% so với cùng kỳ trong tháng 8 (theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan – tham khảo biểu đồ bên dưới). Chi phí nguyên liệu: Giá sợi bông và sợi polyester giảm gần đây đã tác động đến chi phí vải. Các công ty dự báo chi phí vải sẽ bắt đầu giảm trong quý 4/2022 khi nhu cầu vẫn chưa được phục hồi.
Biểu đồ: Giá sợi nhập khẩu của Việt Nam (USD / tấn)
Tác động của việc giảm tỷ giá USD/VND: Mặc dù hầu hết các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD, nhưng nhiều chi phí
của họ cũng được tính bằng USD (chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics và chi phí lãi vay). Do đó, trong quý 2/2022,
chúng tôi nhận thấy nhiều công ty đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện tăng đáng kể (dẫn đến khoản lỗ hoạt động
tài chính) do tỷ giá USD/VND giảm 2.0% trong quý. Khi triển vọng bán hàng trở nên ảm đạm, trong khi tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ
tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2022, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp có chi phí bằng USD cao (như STK, TCM, TNG).
Kết luận, chúng tôi cho rằng các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về lạm phát và suy thoái cho đến nửa đầu năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng các đơn đặt hàng sẽ cải thiện vào cuối quý 2 hoặc quý 3 năm 2023 nếu lạm phát giảm bớt. Mặc dù giá nguyênliệu đầu vào tốt hơn sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp, nhưng giá bán bình quân đang chịu áp lực giảm giá từ các nhà bán lẻ. Do 6 tháng đầu năm 2022 là giai đoạn ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối cao ở hầu hết các nhà sản xuất hàng dệt may trong nước, chúng tôi dự báo các doanh nghiệp này sẽ ghi nhận doanh thu giảm và lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2023. Chúng tôi khuyến nghị GIẢM TỶ TRỌNG đối với ngành dệt may.
Nguồn: Tham khảo công ty chứng khoán
NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:
SĐT/Zalo/SMS: 0353899153
Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code
Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền
Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công