Góc kĩ thuật: MACD là gì và cách sử dụng

MACD là gì?

MACD là tên viết tắt của Moving Average Convergence Divergence trung bình động hội tụ phân kì. Đây là một chỉ báo kĩ thuật được phát minh bởi Gerald Appel vào năm 1979.

Công thức tính MACD và cách dùng 

MACD được tính bằng cách lấy trung bình động 12 ngày trừ  trung bình động 26 ngày của chứng khoán.

MACD= EMA (12)- EMA (26)

MACD>0 có nghĩa là đường trung bình động 12 ngày lớn hơn đường trung bình động 26 ngày. Đây là một dấu hiệu của thị trường giá lên vì cho thấy kì vọng gần đây  của NĐT đang lạc quan hơn so với trước đó. Điều này cũng cho thấy dấu hiệu dịch chuyển lên của đường cung cầu.

Tương tự

MACD<0 có nghĩa là đường trung bình động 12 ngày nhỏ hơn đường trung bình động 26 ngày.  Đây là dấu hiệu dịch chuyển xuống của đường cung/ cầu

Đường trung bình động 9 ngày của MACD (chứ không phải của giá cổ phiếu) thường được vẽ cùng chỉ báo MACD. Đường này được gọi là đường tín hiệu (đường Signal)  giúp dự báo sự hội tụ của hai đường trung bình động 12 ngày và 26 ngày tức là  MACD di chuyển về phía đường 0.

Hình ảnh của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD bao gồm hai đường đường màu xanh là đường MACD còn đường màu đỏ là đường tín hiệu và Histogram

Histogram= Đường MACD- đường tín hiệu 

Ý nghĩa của đường MACD

Đường MACD giao với đường tín hiệu dự báo về xu hướng giá 

Đường MACD cắt lên đường tín hiệu=> tìn hiệu dự báo giá sẽ tăng đây là tín hiệu tốt nên mua vào. Đặc biệt Đường MACD >0 cho thấy NĐT đang lạc quan

Đường MACD cắt xuống đường tín hiệu=>  tín hiệu dự báo giá sẽ giảm đây là tín hiệu xấu nên bán ra

Phân tích tính phân kì/ hội tụ của MACD để xác định diễn biến giá 

Khi giá có xu hướng tăng  và tạo đình mới nhưng MACD có xu hướng giảm => đảo chiều thành xu hướng giảm

Ngược lại, khi giá có xu hướng giảm  và tạo đáy mới, MACD có xu hướng tăng => đảo chiều thành xu hướng tăng

Một số hạn chế khi sử dụng đường MACD

Một số trường hợp MACD cho tín hiệu đảo chiều nhưng lại không tránh khỏi những tín hiệu giả gây nhầm lẫn 

Các chỉ báo MACD dễ xảy ra sự trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình động từ đó dẫn đến các tín hiệu chậm hơn so với xu hướng của thị trường..

Cách sử dụng đường Histogram

Nhắc lại công thức tính Histogram

Histogram= Đường MACD- đường tín hiệu

Dựa vào công thức cho thấy đường Histogram chuyển từ đỏ sang xanh là biểu hiện của thị trường đang tăng điểm, lúc này NĐT nên canh mua

Ngược lại, khi đường Histogram  chuyển từ xanh sang đỏ thì NĐT nên canh bán

Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công.

NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:

SĐT/Zalo/SMS: 0353899153

Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code  

Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền 

Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *