TPB: Lợi nhuận phục hồi

Lợi nhuận phục hồi

Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TPB và chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2025 với giá mục tiêu 1 năm là 22.700 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá là 23,7%. Chúng tôi kỳ vọng nợ xấu sẽ không tăng mạnh trong thời gian tới nhờ vào chính sách tái cơ cấu nợ và chủ động xử lý nợ xấu. Điều này sẽ giúp TPB đỡ bớt gánh nặng dự phòng cho cả năm 2024 và 2025. Mặc dù NIM sẽ chịu áp lực trong năm 2024 nhưng chúng tôi cho rằng hoạt động kinh doanh sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025 với NIM cải thiện và tỷ lệ NPL thấp hơn. Trong trung hạn, chúng tôi cho rằng kinh tế phục hồi sẽ giúp ROE của TPB duy trì khoảng 16%.

Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi nhờ nhu cầu vay vốn từ khách hàng doanh nghiệp, trong khi khối cá nhân có thể phục hồi chậm. Do đó, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15,3% so với đầu năm lên 250,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2024. Với sự hỗ trợ của chính sách cơ cấu nợ cũng như ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu, chúng tôi dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ đi ngang ở mức 2% trong năm 2024 và chi phí tín dụng là 1,43%. NIM dự kiến sẽ giảm 27 điểm cơ bản svck xuống mức 3,75% do mức độ cạnh tranh tăng lên; tăng trưởng cho vay bán lẻ chậm lại; và chi phí huy động tăng. Chúng tôi kỳ vọng với kế hoạch đạt 15,6 triệu khách hàng trong năm (+3 triệu khách hàng mới) có thể là yếu tố hỗ trợ cho việc tiếp tục tăng trưởng dịch vụ thanh toán & dịch vụ thẻ, trong khi hoạt động bancassurance vẫn còn yếu. Do đó, chúng tôi dự báo thu nhập phí ròng sẽ tăng 27,7% svck đạt 2,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2024. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 7 nghìn tỷ đồng (+25,6% svck) trong năm 2024.

Trong năm 2025, chúng tôi cho rằng TPB sẽ tiếp tục giảm danh mục trái phiếu doanh nghiệp, vì thế chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15,6% so với đầu năm lên khoảng 290 nghìn tỷ đồng. Với khoản nợ xấu 2,3 nghìn tỷ đồng dự kiến được xóa vào năm 2025, tỷ lệ nợ xấu ước tính giảm xuống mức 1,7% và chi phí tín dụng là 1,1%. Theo đó, tỷ lệ bao nợ xấu (LLCR) có khả năng cải thiện lên 78,9% trong năm 2025. NIM dự kiến sẽ phục hồi 2 điểm cơ bản svck lên mức 3,77% trong năm 2025, trong khi thu nhập phí ròng dự kiến sẽ tăng 10,4%. Do đó, chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (+21,4% svck) trong năm 2025.

Quan điểm ngắn hạn: Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi dự kiến sẽ giảm nhẹ, hiện ở mức -1,4% so với đầu năm và -5,3% so với đầu năm vào tháng 4/2024. Khi nhu cầu tín dụng cho thấy sự cải thiện, chúng tôi cho rằng TPB sẽ cần huy động thêm tiền gửi khách hàng trong thời gian tới trong bối cảnh lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng. Do đó, NIM có thể giảm trong các quý tới. Yếu tố hỗ trợ đối với khuyến nghị:

Tăng trưởng tín dụng cao hơn dự kiến.

• Tỷ lệ hình thành nợ xấu thấp hơn dự kiến.

• Chi phí hoạt động thấp hơn dự kiến.

Rủi ro giảm đối với khuyến nghị:

• NIM giảm nhiều hơn dự kiến; Và

‘•Chi phí tín dụng cao hơn dự kiến.

    

KQKD Q1/2024

TPB công bố LNTT Q1/2024 là 1,8 nghìn tỷ đồng (+3,6% svck) – phù hợp với dự báo theo quý của chúng tôi nhờ NIM nới rộng đạt mức 4,26% (+39 điểm cơ bản svck nhưng -84 điểm cơ bản so với quý trước), tăng trưởng thu nhập phí ròng ấn tượng (+39,8% svck), và lãi kinh doanh chứng khoán (+14 lần svck). Tăng trưởng tín dụng vẫn chưa khởi sắc với mức giảm 3% so với đầu năm đạt 211 nghìn tỷ đồng, trong đó trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục giảm 23,4% so với quý trước. Do tổng tiền gửi giảm 4,2% so với đầu năm đạt 222,6 nghìn tỷ đồng, LDR thuần tăng lên 94,7%. Tỷ lệ nợ xấu tăng (+17 điểm cơ bản so với quý trước lên mức 2,22%) và việc tích cực xử lý nợ xấu (1,15 nghìn tỷ đồng) đã đè nặng lên việc trích lập dự phòng tín dụng (+275% svck).

Tăng trưởng tín dụng giảm 3% so với đầu năm xuống 210,9 nghìn tỷ đồng do cho vay tiêu dùng yếu (-31% so với đầu năm đạt 15,8 nghìn tỷ đồng) và danh mục trái phiếu doanh nghiệp giảm (-23,5% so với đầu năm đạt 9,3 nghìn tỷ đồng), trong đó trái phiếu bất động sản giảm gần 2,5 nghìn tỷ đồng (-48,6% so với đầu năm) do tổ chức phát hành mua lại trong Q1/2024.

• Cho vay mua nhà tăng 2% so với đầu năm đạt 44,9 nghìn tỷ đồng, trong khi cho vay tiêu dùng giảm 31% so với đầu năm đạt 15,8 nghìn tỷ đồng trong Q1/2024. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, có khoảng 3 nghìn tỷ đồng được tài trợ để mua nhà thuộc dự án của NVL tại cuối Q1/2024. Trong những giai đoạn tiếp theo, chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu dùng yếu trong bối cảnh nợ xấu ngành bán lẻ có xu hướng gia tăng sẽ khiến ngành bán lẻ kém hấp dẫn hơn.

• Đối với khách hàng doanh nghiệp, tỷ trọng cho vay đối doanh nghiệp sản xuất, bán buôn & thương mại và doanh nghiệp bất động sản chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ lần lượt là 13,4% so với đầu năm đạt 15,8 nghìn tỷ đồng, 35,9% so với đầu năm đạt 14,8 nghìn tỷ đồng và 10,9% so với đầu năm đạt 16,2 nghìn tỷ đồng (Biểu đồ 1). Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản giảm 3,5% so với đầu năm đạt 16,6 nghìn tỷ đồng trong Q1/2024.

• Do ngân hàng tiếp tục giảm tỷ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ngành bán lẻ phục hồi chậm, chúng tôi cho rằng tăng trưởng tín dụng trong Q2/2024 sẽ chậm hơn so với Q2/2023.

Chúng tôi ước tính hơn 70% nợ xấu, tương đương 3,2 nghìn tỷ đồng (+8,4% so với quý trước), đến từ nhóm khách hàng bán lẻ trong khi nợ xấu ở nhóm doanh nghiệp đi ngang trong Q1/2024. Trong khi nợ xấu tăng 6,7% so với đầu năm lên 4,5 nghìn tỷ đồng, nợ Nhóm 2 tiếp tục giảm 6,4% so với đầu năm xuống 5,4 nghìn tỷ đồng trong Q1/2024. Mặc dù tỷ lệ hình thành nợ xấu tăng lên 0,7% trong Q1/2024 (so với 0,3% trong Q4/2023), chúng tôi nhận thấy các khoản nợ xấu phát sinh từ cho vay mua nhà đang giảm tốc trong khi các khoản nợ xấu khác đến từ khoản vay mua ô tô và tiêu dùng có dấu hiệu tăng trở lại. Về cho vay tiêu dùng, TPB đã thu được 5,9 nghìn tỷ đồng và xử lý 1,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong Q1/2024. Do đó, chúng tôi cho rằng nợ xấu từ nhóm bán lẻ có thể tăng trong Q2/2024, nhưng tốc độ hình thành nợ xấu nhìn chung sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm 2024 khi nền kinh tế phục hồi. Chúng tôi cho rằng rủi ro từ các khoản vay tái cơ cấu không quá đáng ngại với số dư chỉ khoản 1,05 nghìn tỷ đồng (-31% so với quý trước) tương đương với 0,5% tổng tín dụng tại thời điểm cuối Q1/2024, và đã được trích lập 100% dự phòng vào năm 2024.

Do các khoản cho vay bán lẻ thường tạo ra NIM cao hơn, nên việc tín dụng nhóm này giảm tốc trong Q1/2024 là nguyên nhân chính khiến NIM thu hẹp, trong khi các khoản cho vay doanh nghiệp thường có lãi suất cho vay thấp hơn do cạnh tranh trong ngành. Sau khi tăng lên mức 5,1% trong Q4/2023, NIM đã giảm 84 điểm cơ bản so với quý trước xuống mức 4,26% trong Q1/2024 (Biểu đồ 5). Lãi suất cho vay trung bình giảm 140 điểm cơ bản so với quý trước xuống mức 9,75% trong khi lãi suất huy động giảm 122 điểm cơ bản so với quý trước xuống mức 4,27%. Trong những quý tới, chúng tôi cho rằng nhóm khách hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi đầu tiên khi nền kinh tế dần hồi phục, điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt hơn giữa các ngân hàng để giành thị phần. Do đó, chúng tôi cho rằng việc giảm lãi suất cho vay là điều không thể tránh khỏi trong năm 2024, từ đó ảnh hưởng đến NIM của TPB trong các quý tới.

Thu nhập ròng ngoài lãi phục hồi mạnh. Thu nhập tăng mạnh từ hoạt động dịch vụ thanh toán liên quan đến tài trợ thương mại (+54,7% svck đạt 263,5 tỷ đồng) và phí dịch vụ thẻ và các dịch vụ liên quan (+37,8% svck đạt 358,7 tỷ đồng), thu nhập phí ròng đã tăng trở lại 40% svck đạt 715 tỷ đồng trong Q1/2024. Chúng tôi cho rằng việc có được nền tảng khách hàng năng động là chìa khóa để TPB phát triển phí dịch vụ thẻ. Trong Q1/2024, tổng số khách hàng cá nhân đạt 12,6 triệu khách (+5% so với quý trước hoặc +40,4% svck). Ngoài ra, khoản thu nhập cao từ giao dịch trái phiếu lên tới 475 tỷ đồng (gấp 13,9x svck) đã bù đắp cho khoản lỗ 16,4 tỷ đồng ở thu nhập khác. Theo đó, thu nhập ròng ngoài lãi tăng 70,4% svck đạt 1,26 nghìn tỷ đồng vào cuối Q1/2024.

Ước tính lợi nhuận

Chúng tôi ước tính LNTT đạt 7 nghìn tỷ đồng (+25,6% svck) trong năm 2024 và 8,5 nghìn tỷ đồng (+21,4% svck) trong năm 2025 dựa trên các giả định sau:

Định giá Chúng tôi kỳ vọng nợ xấu sẽ không tăng mạnh trong thời gian tới nhờ vào chính sách tái cơ cấu nợ và chủ động xử lý nợ xấu. Điều này sẽ giúp TPB đỡ bớt gánh nặng dự phòng cho cả năm 2024 và 2025. Mặc dù NIM sẽ chịu áp lực trong năm 2024 nhưng chúng tôi cho rằng hoạt động kinh doanh sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025 với NIM cải thiện và tỷ lệ NPL thấp hơn sẽ giúp ROE của TPB duy trì khoảng 16%. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TPB và chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2025 với giá mục tiêu 1 năm là 22.700 đồng/cổ phiếu.

Nguồn: SSI

NĐT muốn hỗ trợ tư vấn xin liên hệ theo thông tin sau:

SĐT/Zalo/SMS: 0353899153

Anh (Chị) muốn mở tài khoản nhấn tại đây hoặc quét mã QR code  

Anh (Chị) lưu ý check kĩ thông tin người giới thiệu ID 1378- Nguyễn Ngọc Huyền 

Chúc Anh (Chị) giao dịch thành công

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *